Trên thực tế thì bóng đá cấp CLB sẽ vẫn là cái nôi của nhiều loại ý tưởng chiến thuật mới mẻ khác nhau. Trong bóng đá hiện đại, những ý tưởng độc lạ, dễ trở thành xu hướng của các HLV, thường sẽ xuất hiện ở những trận đấu thuộc cấp CLB nhiều hơn là trong các giải đấu lớn cấp độ ĐTQG như World Cup.
Tuy vậy, nói từng kỳ World Cup là những cột mốc để đánh dấu những trào lưu chiến thuật trong bóng đá thì có lẽ cũng không sai, vì 4 năm là một khoảng thời gian đủ dài để người ta nghiên cứu và khắc chế một chiến thuật hay triết lý bóng đá đặc trưng nào đó.
Bài viết này sẽ mang đến một góc nhìn cụ thể hơn một chút, cũng là về những sự thay đổi trong trào lưu chiến thuật, nhưng sẽ là về sự thay đổi trong cách những đội “cửa dưới” chơi phòng ngự để đối phó với một đội “cửa trên” có xu hướng kiểm soát bóng và tấn công, cũng như việc cách đá của những đội phòng thủ này chịu ảnh hưởng thế nào từ bóng đá cấp CLB cùng thời. Lấy cột mốc từ kỳ World Cup 2010 đến nay, cùng https://lichbongda.sbs/ tìm hiểu.
Giai đoạn World Cup 2010:
World Cup 2010 diễn ra ngay sau thời điểm Inter Milan của Jose Mourinho lên ngôi tại Champions League với lối đá Low Block, dựng xe Bus trứ danh. Lối đá này nổi lên cùng thời và được xem như cách khắc chế khả dĩ nhất với cách đá ưu tiên kiểm soát, định hướng vị trí và tấn công áp đặt được Barcelona xem như là lẽ sống. Có lẽ cũng vì vậy mà đến khi VCK World Cup 2010 diễn ra, người người nhà nhà thi nhau “dựng xe bus” để thi triển ý đồ phòng ngự phản công của mình.
>> Xem thêm: tintucbongda.click/, https://kqbongdahomnay.online/
Ý tưởng của những đội phòng ngự theo “phong cách Mourinho” này sẽ như sau: khối đội hình 4-2-3-1 hoặc 4-5-1 lùi sâu khi phòng thủ, chủ động nhường bóng cho đối thủ, tập trung đông quân số ngay trước khung thành, che chắn, bịt kín khoảng trống ở trung lộ, chỉ gây áp lực khi bóng được đưa đến 1/3 sân nhà.
Các trung vệ sẽ phá bóng ngay khi có bóng trong chân, đồng thời đội phòng ngự cũng sẽ chỉ cắm một trung phong duy nhất ở trên để phản công. Đa phần các đội “cửa dưới”, thậm chí cả một đội lớn như Hà Lan cũng chọn cách đá này tại World Cup 2010, khiến đây trở thành một trong những kỳ World Cup tẻ nhạt nhất lịch sử.
>> Xem thêm: kqbd cup duc
Giai đoạn World Cup 2014:
Sang đến World Cup 2014, sau những màn trình diễn thuyết phục của các đội bóng Đức, chơi nặng về Pressing như Bayern hay Dortmund tại Champions League, thì chính các đội có lối chơi phòng ngự, nhập cuộc “cửa dưới” cũng đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn vào việc gây áp lực để đoạt bóng sớm thay vì chỉ biết co cụm phòng ngự trong suốt cả trận.
Bên cạnh đó, khi mà trào lưu về các trung vệ biết dùng chân và chuyền bóng đã dần phổ biến hơn thì các đội “cửa dưới” cũng đã biết chú trọng hơn vào việc tổ chức phản công ngay từ hàng thủ. Sơ đồ 3 trung vệ trở lại cũng là một điểm nhấn đáng kể, được khá nhiều đội đá phòng ngự phản công ưa thích ở giải đấu năm đó (Hà Lan, Mexico, Costa Rica).
Tuy vậy thì đa phần các ĐTQG chơi phòng ngự phản công tại World Cup 2014 vẫn sẽ ưu tiên các đường bóng dài hoặc trung bình từ thủ môn hoặc trung vệ thay vì các đường phối hợp nhóm nhỏ ngay từ hàng thủ khi tổ chức thoát Pressing và phản công (nhằm đảm bảo an toàn tối đa, tránh để mất bóng ngay bên phần sân nhà). Họ cũng chỉ chủ động Pressing để phá lối chơi của đối phương trong thời gian đầu, sau đó sẽ lại co về từ từ và đổ bê tông trường khung thành đội nhà.
Giai đoạn world cup 2018:
Giai đoạn World Cup 2018 chứng kiến nhiều đội bóng dù nhập cuộc với tâm thế “cửa dưới”, vẫn đá phòng thủ, nhưng dám cầm bóng, tổ chức từ sân nhà, thoát Pressing, phản công chuyển trạng thái nhờ các đường đan lát bóng ngắn nhiều hơn thay vì chỉ để cho hậu vệ và thủ môn chăm chăm phá bóng dài lên phía trên như ở 2 kỳ World Cup trước đó.
Cường độ trong các nỗ lực Pressing (Mid Press và High Press) của các đội đá phòng ngự cũng ngày một cao hơn. Họ cũng dám dâng cao khối đội hình hơn, sẵn sàng gây áp lực tầm cao ngay bên phần sân đội cầm bóng đá “cửa trên” khi cần thiết. Bên cạnh đó, các tình huống cố định cũng được chú trọng hơn rất nhiều, cả trong việc luyện tập lẫn chuẩn bị đấu pháp ngay trước khi trận đấu diễn ra, tạo ra thêm các phương án phản đòn cho những đội đá phòng ngự.
Xu hướng này nhìn chung có thể đến từ những tiến bộ trong tư duy phân tích số liệu, sự chuẩn bị kỹ càng từ trước, trong và cả sau trận, hiểu rõ tầm quan trọng của việc chuyên hóa nhiệm vụ cho từng vị trợ lý của HLV trưởng, cùng sự thấm nhuần của các triết lý Kiểm soát và Pressing vào tư duy của đa số các HLV ở cả cấp độ CLB lẫn ĐTQG.
Giai đoạn world cup 2022:
Trào lưu phòng ngự nổi bật nhất ở kỳ World Cup 2022 này có lẽ là cách những đội “cửa dưới” dâng line phòng thủ dâng cao, bẫy việt vị, thu hẹp khoảng không giao tuyến (Maroc), đồng thời cũng sẵn sàng dâng cao khối đội hình để gây áp lực tầm cao cực rát khi đối phương tổ chức tấn công từ phần sân nhà (Saudi Arabia). Cá nhân mình nghĩ việc công nghệ VAR ngày càng trở nên hiện đại, cũng góp một phần vào việc các đội phòng thủ sẵn sàng dâng cao hàng thủ để bẫy việt vị, thậm chí là cực đoan như cái cách Saudi Arabia đã làm.
Bên cạnh đó, một thay đổi khác trong luật bóng đá diễn ra vào năm 2019, khi các cầu thủ sẽ được phép nhận bóng từ thủ môn ngay trong vòng cấm đội nhà thay vì phải đứng bên ngoài Box như lúc trước. Điều này cũng góp phần giúp các đội “cửa dưới” tự tin hơn rất nhiều trong việc chủ động triển khai bóng từ phần sân nhà, thoát Pressing bằng bóng ngắn, thậm chí là kiểm soát bóng, giữ bóng cù nhầy, nhằm hãm nhịp tấn công của các đội “cửa trên” (Croatia).
Chính những thay đổi đáng kể này đã khiến cho những đội kiểu như Ba Lan với kiểu đá phòng ngự co cụm của những năm 2010 ngày càng trở nên hiếm hơn, nhường chỗ cho những phong cách phòng ngự chủ động hơn, thậm chí là cực đoan hơn kiểu Maroc, Croatia hay Saudi lên ngôi tại kỳ World Cup lần này.